Buổi báo cáo chuyên đề về Bệnh cúm gia cầm: cách thức lây truyền bệnh Từ gia cầm sang người và biện pháp phòng chống

Hiện nay dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đã có 03 ổ dịch được phát hiện ở Bạc Liêu, Hậu Giang và An Giang (Phú Tân, AG). Phía bắc có Nam Định và Nghệ An. Mặt khác, dấu hiệu dịch tễ đáng quan ngại là H7N9 đã bùng phát mạnh ở Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc (đây là 2 tỉnh có đường biên giới với Việt Nam). Cho đến nay WHO đã báo cáo 304 trường hợp người bị nhiễm H7N9, với 35 người chết và 57 trường hợp nặng ở Trung Quốc.

Năm 2017, Đồng bằng Sông Cửu Long chưa có  trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1 trên người, nhưng trong bối cảnh chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch như hiện tại, sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh từ thú sang người (cho tất cả cộng đồng). Điều đáng quan tâm là các triệu chứng cúm gia cầm xảy ra trên người cũng khá giống với triệu chứng cúm A thông thường như: sốt cao từ 39 độ trở lên (và sốt liên tục), đau đầu, đau cơ; cũng có các trường hợp đau bụng, nôn ói, suy hô hấp. Bệnh nặng hơn có thể xảy ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, nếu cá nhân và cộng đồng được trang bị kiến thức về cách thức lây truyền và biện pháp phòng tránh nguy cơ lây bệnh sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong phòng chống lây nhiễm của bệnh này, giúp bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

Chuyên đề giới thiệu cách thức lây truyền bệnh cúm gia cầm từ gia cầm sang người và biện pháp phòng bệnh ở cộng đồng và cá nhân, với các nội dung cụ thể sau:

·  Giới thiệu về dịch tễ học bệnh cúm và các loại cúm nguy hiểm;

·  Cách thức lây truyền mầm bệnh cúm từ gia cầm sang người;

·  Triệu chứng và tác hại của cúm gia cầm trên thú và người;

·  Cách phòng chống cúm gia cầm.

Đính kèmDung lượng
20170302_AvianInfluenza.pdf6.72 MB