Hội đồng Khoa học xét duyệt đề cương chi tiết đề tài NCKH cấp Trường:“Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc Dòi (Pouzolzia zeylancia (L.) Benn)”

Hội đồng Khoa học xét duyệt đề cương chi tiết đề tài NCKH cấp Trường:“Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc Dòi (Pouzolzia zeylancia (L.) Benn)”

Lúc 08 giờ, ngày 15/08/2014, tại phòng họp 1 – Khu Trung tâm, Trường Đại học An Giang đã tổ chức Hội đồng Khoa học Xét duyệt đề cương chi tiết đề tài NCKH cấp Trường năm học 2014 – 2015: “Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc Dòi (Pouzolzia zeylancia (L.) Benn)” do ThS. Võ Thị Xuân Tuyền, Giảng viên bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa NN-TNTN, Trường ĐHAG làm chủ nhiệm.

Đề tài thực hiện với mục tiêu:

- Xác định mức độ đạm và mật độ trồng cho cây thuốc Dồi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm đem lại năng suất cao nhất.

- Khảo sát ảnh hưởng của phân đạm lên hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học cao trong cây thuốc Dòi (alkaloids, polyphenol, tanin và flavonoids).

Cây thuốc Dòi có tên khoa học Pouzolzia zeylancia (L.) Benn, thuộc họ Gai Urticaceae, rất phổ biến và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Theo Đông Y, cây thuốc Dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm họng, viêm thanh phế quản,… Có thể sắc uống (với liều dùng hàng ngày là 10 - 20 g) hoặc sử dụng dạng cao, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác (Đỗ Tất Lợi, 2004). Trong cây thuốc Dòi có chứa một số chất có hoạt tính sinh học cao: isoflavone, alkaloids, polyphenol, tannin, flavonoids, glycosides,… Những chất này có khả năng phòng ngừa, điều trị một số bệnh như: viêm đường ho hấp, lao phổi, viêm họng, ho và có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế sự phát triển của tế bào, chống oxy hóa từ đó có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư,… (Lê Văn Lang và ctv, 2004; Lê Thanh Thùy, 2007; Paul và Saha, 2012). Tuy nhiên việc nghiên cứu trên cây thuốc Dòi hiện nay còn rất ít. Đặc biệt là kỹ thuật canh tác hầu như là chưa được nghiên cứu. Do đó để đáp ứng cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc thì cần phải có những nghiên cứu về quy trình kỹ thuật canh tác, đặc biệt là chế độ bón phân, mật độ trồng,… có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc Dòi.

Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo đề cương chi tiết, các thành viên trong Hội đồng đã nhận xét đề tài là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu làm dược liệu cho việc sản xuất và bào chế thuốc nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các thành viên trong Hội đồng cũng có nhiều ý kiến góp ý cho Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa hoàn thiện đề cương.

Kết quả bỏ phiếu đánh giá của Hội đồng như sau:

- Điểm trung bình tổng cộng của đề tài  82,12/100

Hội đồng  thống nhất cho tiến hành thực hiện sau khi Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa đề cương chi tiết theo ý kiến góp ý của Hội đồng.

Minh Trí