BÁO CÁO KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỘI THẢO TẬP HUẤN “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực hoạt động quan trọng được Trường ĐH An Giang ngày càng quan tâm đầu tư phát triển.Đây là chiếc cầu nối gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và thực tiễn. Nhằm hỗ trợ CB – GV của Trường ĐHAG cũng như CB – GV các trường đại học, cao đẳng trong khu vực ĐBSCL trong việc trau dồi và nâng cao kiến thức tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế, một chương trình hữu ích, giúp học viên học hỏi được nhiều điều giá trị cũng như tìm ra các hướng đi mới trong công tác nghiên cứu khoa học, Trường Đại học có kế hoạch tổ chức Hội thảo tập huấn về “Phương pháp Nghiên cứu Khoa học” vào ngày 23 – 24/6/2014 tại Trường.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:

-         Tổng số: 88

-         CB-GV của Trường Đại học An Giang: 65

-         CB-GV từ các sở, ban, ngành của tỉnh và Trường Đại học Đồng Tháp: 23

III. KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THẢO TẬP HUẤN:

-          CB-GV của Trường tham dự khóa tập huấn miễn phí.

-         CB- GV các trường ĐH, CĐ, TCCN và CB các sở, ban, ngành đóng lệ phí tham dự 300.000đ/HV.

IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HỘI THẢO, NGƯỜI TRÌNH BÀY

1.      Thời gian:     Từ ngày 23 – 24/6/2014.

- Buổi sáng: từ 08:00 – 11:00.

- Buổi chiều: từ 13:30 – 17:00.

2.      Địa điểm:      Phòng họp Dự án TRIG, khu Trung tâm, Trường ĐH An Giang.

         3.      Người trình bày:     Gs. Dennis Floyd Berg, Cựu giáo sư của ĐH Bang California, Hoa Kỳ; kiêm Cố vấn của Trung tâm Seameo Retrac tại TP.HCM.

4.      Phiên dịch hội thảo:           

- Ts. Võ Lâm, Phó Trưởng Khoa NN-TNTN

5.      Biên dịch tài liệu:   

- Ths. Đoàn Mỹ Ngọc, Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

- Nguyễn Thị Phương Mai, Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

- Trần Ngọc Phương, Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

V. NỘI DUNG HỘI THẢO

Tài liệu hội thảo đã được đăng trên website của phòng QLKH & HTQT theo địa chỉ như sau:http://riro.agu.edu.vn/?q=vi/node/42

Ngày

Thời gian

Nội dung

23/6/2014

 

08:00 – 11:00

Phân tích vấn đề nghiên cứu và triển khai:

- Giới thiệu tổng quan về Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Các yếu tố của một đề cương nghiên cứu

- Câu hỏi/vấn đề nghiên cứu

- Thảo luận và trình bày nhóm

13:30 – 17:00

- Thiết kế nghiên cứu: Khảo sát, thực nghiệm

- Làm việc nhóm cho hoạt động thiết kế nghiên cứu

24/6/2014

08:00 – 11:00

Phân tích và trình bày dữ liệu: Phân tích dữ liệu định tính, phân tích dữ liệu định lượng 

13:30 – 15:30

Xây dựng đề cương nghiên cứu và viết báo cáo

- Bài báo/báo cáo nghiên cứu

- Thảo luận nhóm và trình bày về các đề cương nghiên cứu từ học viên

15:30 – 15:45

Giải lao

15:45 – 16:30

- Trao Giấy chứng nhận

 

VI. PHÂN TÍCH PHIẾU KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN NGƯỜI THAM DỰ:

            Hội thảo có sự tham gia của 88 CB-GV của Trường Đại học An Giang, các sở, ban, ngành trong tỉnh và các CB-GV của Trường Đại học Đồng Tháp.

            Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học.

            Sau hội thảo, phòng QLKH & HTQT đã phát phiếu khảo sát lấy ý kiến của tất cả các thành viên tham dự hội thảo. Kết quả đã thu được 52 phiếu. Sau khi nhập liệu và phân tích, phòng QLKH & HTQT xin được báo cáo kết quả hội thảo như sau:

1.      29/52(55,8%) phiếu khảo sát cho thấy nội dung hội thảo phần nào đáp ứng được mong muốn học tập về phương pháp nghiên cứu khoa học từ người tham dự.

2.      38/52 (73%) phiếu khảo sát đánh giá báo cáo viên trình bày rất dễ hiểu và thu hút người tham dự.

3.      31/52 (60%) phiếu khảo sát đánh giá cao các hoạt động do báo cáo viên đã tổ chức trong hội thảo. Các thành viên tham dự cũng hăng hái tham gia, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.

4.       34/52 (65,4%) phiếu khảo sát cho thấy khối lượng kiến thức tiếp thu từ hội thảo rất bổ ích cho quá trình học tập, công tác trong thực tế của các thành viên tham dự hội thảo.

5.      30/52(57,7%) phiếu khảo sát đánh giá cao nội dung tài liệu đã chuẩn bị cho hội thảo rất bổ ích và phong phú.

6.      50/52(96,2%) phiếu khảo sát đánh giá công tác chuẩn bị hậu cần, phòng và trang thiết bị hội thảo là rất tốt và chuyên nghiệp.

7.       47/52 (90,4%) phiếu khảo sát đánh giá công tác tổ chức hội thảo là rất tốt và chuyên nghiệp

8.      46/52 (88,5%) phiếu khảo sát đánh giá thời gian tổ chức hội thảo rất phù hợp với nội dung trình bày và điều kiện của người tham dự.

9.      Các nội dung người tham dự có thể ứng dụng vào thực tế:

o   Các vấn đề thực tiễn trong nghiên cứu:          06 ý kiến

o   Lý thuyết Phương pháp NC:                             03 ý kiến

o   Các lập kế hoạch NC, thiết kế NC:                  16 ý kiến

o   Xác định câu hỏi NC, tiêu chí chọn mẫu:       4 ý kiến

o   Tính tương đối và liên tục trong NC:              2 ý kiến

o   Qui trình nghiên cứu:                                        01 ý kiến

o   Phương pháp lấy mẫu:                                       01 ý kiến

10. Các đề xuất từ các thành viên tham dự hội thảo :

o   Dịch trực tiếp để tiết kiệm thời gian

o   Gửi giấy cho người tham dự đặt câu hỏi

o   Sử dụng các nghiên cứu thực tế của sinh viên hoặc giảng viên để các thành viên tham dự cùng phân tích và rút kinh nghiệm.

VII. ĐỀ XUẤT CÁC CHỦ ĐỀ HỘI THẢO TIẾP THEO:

-      Phân tích dữ liệu trong NC định lượng:                      01 ý kiến

-      Công cụ hữu hiệu cho NC, có ví dụ cụ thể:                04 ý kiến

-      Phương tiện hỗ trợ NC (phần mềm, máy móc,….):   01 ý kiến

-      Khó khăn trong thiết kế NC:                                        02 ý kiến

-      Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi điều tra:              01 ý kiến

-      Tập trung vào lĩnh vực NC cụ thể:                              05 ý kiến

VIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỘI THẢO:

            Nhìn chung, hội thảo đã được các thành viên tham dự đánh giá cao về báo cáo viên, nội dung báo cáo, tài liệu, công tác chuẩn bị hội thảo,v.v…

            Ngoài ra, hội thảo đã thu hút được số lượng cán bộ-giảng viên tham gia hội thảo vượt kế hoạch đề ra (88 cán bộ-giảng viên). Đối tượng tham dự hội thảo tập huấn rất đa dạng gồm các cán bộ-giảng viên của Trường ĐH An Giang, các cán bộ, nhà nghiên cứu từ các sở, ban, ngành của tỉnh;  đặc biệt khóa tập huấn cũng đã thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo và nhiều cán bộ-giảng viên của Trường Đại học Đồng Tháp đến tham dự. Kết quả trên phản ánhnổ lựccủa phòng QLKH & HTQT trong công tác tổ chức, xây dựng các mối quan hệ với các giáo sư của các trường ĐH quốc tế và mời được các chuyên gia đầu ngành đến báo cáo tại Trường. Phòng sẽ từng bước phát huy công tác tổ chức hội thảo có chất lượng cao và thu hút học viên nhằm tạo nguồn thu cho Trường

          Phòng QLKH & HTQT cũng sẽ tiếp tục liên hệ các chuyên gia đầu ngành để thực hiện các tập huấn về phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên sâu cho từng ngành, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học tại Trường, tỉnh và khu vực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.